Hỏi đáp
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Năm 1992, ông A có mua nửa công đất nền nhà của ông B, nửa phần còn lại ông B bán cho ông C. Trong lúc mua bán, có nhân chứng ở ấp, xã chứng. Năm 1997 ông A hỏi ông B đưa sổ đỏ để tách ra, ông B nói đất chưa có sổ đỏ và bảo cứ ở đi khi nào có sổ đỏ sẽ đưa. Sau đó, khi ông A đi làm sổ đỏ thì ở xã cho biết miếng đất đã có sổ đỏ, do ông C đứng tên. Ông A đã yêu cầu ông C đưa sổ đỏ để tách ra nhưng ông C không chịu. Ông đã làm tờ tường trình nhờ chính quyền giải quyết nhưng tới nay vẫn chưa nhận được lời giải thích nào từ chính quyền. Bây giờ ông A phải làm sao? Mong được luật sư tư vấn. Nguyễn Thị Út (hellomylove953@...)
Về việc tranh chấp đất đai:

Căn cứ Điều 136 Luật Đất Đai, khi tranh chấp về quyền sử dụng đất, nếu đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Tòa án giải quyết.

Căn cứ Điều 135 Luật Đai, khi các bên có tranh chấp về đất đai, nếu không tự hòa giải được, thì gởi đơn đến UBND cấp xã, phường nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về tòa án nhân dân nơi có đất bị tranh chấp, nhưng trước khi tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp, các bên phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Do đó, bà có thể liên hệ với UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu địa phương tiến hành thủ tục hòa giải cho các bên.

Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và cấp cho các bên liên quan, để các bên liên quan có căn cứ yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Sau khi có kết quả hòa giải giải quyết tranh chấp, nếu các bên không tự giải quyết được, bà có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất để xem xét giải quyết tranh chấp.

Về yêu cầu khởi kiện, bà có thể yêu cầu tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông C do cấp giấy chứng nhận không đúng với người sử dụng đất hoặc có thể làm đơn đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận thu hồi giấy chứng nhận đã cấp nếu việc cấp giấy chứng chứng nhận cho ông C là trái pháp luật.

Trân trọng,
Năm 1992, ông A có mua nửa công đất nền nhà của ông B, nửa phần còn lại ông B bán cho ông C. Trong lúc mua bán, có nhân chứng ở ấp, xã chứng. Năm 1997 ông A hỏi ông B đưa sổ đỏ để tách ra, ông B nói đất chưa có sổ đỏ và bảo cứ ở đi khi nào có sổ đỏ sẽ đưa. Sau đó, khi ông A đi làm sổ đỏ thì ở xã cho biết miếng đất đã có sổ đỏ, do ông C đứng tên. Ông A đã yêu cầu ông C đưa sổ đỏ để tách ra nhưng ông C không chịu. Ông đã làm tờ tường trình nhờ chính quyền giải quyết nhưng tới nay vẫn chưa nhận được lời giải thích nào từ chính quyền. Bây giờ ông A phải làm sao? Mong được luật sư tư vấn. Nguyễn Thị Út (hellomylove953@...)
Về việc tranh chấp đất đai:

Căn cứ Điều 136 Luật Đất Đai, khi tranh chấp về quyền sử dụng đất, nếu đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Tòa án giải quyết.

Căn cứ Điều 135 Luật Đai, khi các bên có tranh chấp về đất đai, nếu không tự hòa giải được, thì gởi đơn đến UBND cấp xã, phường nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về tòa án nhân dân nơi có đất bị tranh chấp, nhưng trước khi tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp, các bên phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Do đó, bà có thể liên hệ với UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu địa phương tiến hành thủ tục hòa giải cho các bên.

Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và cấp cho các bên liên quan, để các bên liên quan có căn cứ yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Sau khi có kết quả hòa giải giải quyết tranh chấp, nếu các bên không tự giải quyết được, bà có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất để xem xét giải quyết tranh chấp.

Về yêu cầu khởi kiện, bà có thể yêu cầu tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông C do cấp giấy chứng nhận không đúng với người sử dụng đất hoặc có thể làm đơn đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận thu hồi giấy chứng nhận đã cấp nếu việc cấp giấy chứng chứng nhận cho ông C là trái pháp luật.

Trân trọng,
cho mình biết sự khác biệt giữa công ty kinh doanh bất động sản với sàn giao dịch bất động sản?
ý mình muốn hỏi về sự khác nhau giữa văn phòng đại diện của cty kinh doanh bđs và sàn giao dịch bđs?(như về chủ thể thành lập, tư cách pháp lý, mục đích, phạm vi, nội dung hoạt động, điều kiện và thủ tục thành lập hay điều kiện về người quản lý điều hành. Cảm ơn đã quan tâm câu hỏi nhé :)
thiết kế nhà mặt phố diện tích mặt bằng 3m x 19m x 2,5 tầng
Chào bạn,



Bạn có thể tham khảo các kiến trúc nhà đẹp tại đây: http://muabannhadat.com.vn/mau-nha-dep/mau-nha-cap-4-dep/



Hy vọng giúp ích được phần nào cho bạn!

Trân trọng!
với những người sinh năm 1964 khi làm nhà nên chon hướng nào
Chọn hướng nhà tốt nhất tuổi Giáp Thìn nam, nữ theo phong thủy:

Hướng nhà hợp tuổi Giáp Thìn: Nam (nữ cuối bài)

- Năm sinh dương lịch: 1964

- Năm sinh âm lịch: Giáp Thìn

- Quẻ mệnh: Ly Hoả

- Ngũ hành: Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to)

- Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

- Hướng tốt: Bắc (Diên Niên); Đông (Sinh Khí); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị);

- Hướng xấu: Tây Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông Bắc (Hoạ Hại); Tây Nam (Lục Sát); Tây (Ngũ Quỷ);

Lời khuyên cho việc bài trí nội thất trong nhà:

1. Cửa chính:

Cửa chính là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thuỷ.

Nếu hai mảng nghiên cứu của phong thuỷ là dương trạch (phần phía trên mặt đất) và âm phần (phần phía dưới mặt đất) thì "Dương trạch tam yếu" (ba yếu tố quan trọng của Dương trạch) là Cửa chính, phòng ngủ của chủ nhà và bếp nấu.

Quan niệm phong thuỷ cho rằng, môn mệnh phải tương phối (nghĩa là hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài.

Trường hợp của quý khách hoàn toàn thoả mãn Môn mệnh tương phối, nghĩa là hướng cửa chính rất lý tưởng.
2. Bếp nấu:

Bếp nấu cũng là một yếu tố rất quan trọng, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Hướng bếp nên đặt ở hướng xấu, và nhìn về hướng tốt, theo quan niệm Toạ hung hướng cát. Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas.

Trong trường hợp này, có thể đặt bếp tọa các hướng Tây Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông Bắc (Hoạ Hại); Tây Nam (Lục Sát); Tây (Ngũ Quỷ); , nhìn về các hướng tốt Bắc (Diên Niên); Đông (Sinh Khí); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị);

Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.

Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Tây Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông Bắc (Hoạ Hại); Tây Nam (Lục Sát); Tây (Ngũ Quỷ);

Cửa của bếp nấu không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm ngủ sẽ gặp tai ương tật ách.
3. Phòng ngủ:

Con người luôn giành 30% cuộc đời mình cho việc ngủ, nên phòng ngủ chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng.

Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị)

Gia chủ mang mệnh Hỏa, Mộc sinh Hỏa, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Mộc, là hướng Đông; Đông Nam;

Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên khác trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.

Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Xanh lá, đây là màu đại diện cho hành Mộc, rất tốt cho người hành Hỏa.

Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.

Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.
4. Kết luận:

Trên đây đã sơ lược nêu rõ về ba yếu tố chính theo "Dương trạch tam yếu" của Phong Thuỷ. Còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng ít nhiều đến ngôi nhà, nơi sinh hoạt hàng ngày.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hướng nhà hợp tuổi Giáp Thìn: Nữ

- Năm sinh dương lịch: 1964

- Năm sinh âm lịch: Giáp Thìn

- Quẻ mệnh: Càn Kim

- Ngũ hành: Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to)

- Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

- Hướng tốt: Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Nam (Diên Niên); Tây (Sinh Khí);

- Hướng xấu: Bắc (Lục Sát); Đông (Ngũ Quỷ); Đông Nam (Hoạ Hại); Nam (Tuyệt Mệnh);

Lời khuyên cho việc bài trí nội thất trong nhà:

1. Cửa chính:

Cửa chính là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thuỷ.

Nếu hai mảng nghiên cứu của phong thuỷ là dương trạch (phần phía trên mặt đất) và âm phần (phần phía dưới mặt đất) thì "Dương trạch tam yếu" (ba yếu tố quan trọng của Dương trạch) là Cửa chính, phòng ngủ của chủ nhà và bếp nấu.

Quan niệm phong thuỷ cho rằng, môn mệnh phải tương phối (nghĩa là hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài.

Rất tiếc, hướng cửa chính (quay về hướng Bắc) không hợp với tuổi của quý khách. Nhưng xin chớ quá lo lắng, có thể khắc phục bằng các cách sau:

+ Cách thứ nhất: Chuyển hướng cửa hoặc thêm cửa phụ thứ hai ở trong nhà theo hướng Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y);

+ Cách thứ hai: Dùng màu sắc của thảm trải trước cửa để hoá giải tà khí theo quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc: Nhà quay về hướng Bắc, có tà khí của Thủy. Có thể trải thảm màu Vàng, Nâu tượng trưng cho hành Thổ tương khắc với hành Thủy

2. Bếp nấu:

Bếp nấu cũng là một yếu tố rất quan trọng, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Hướng bếp nên đặt ở hướng xấu, và nhìn về hướng tốt, theo quan niệm Toạ hung hướng cát. Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas.

Trong trường hợp này, có thể đặt bếp tọa các hướng Bắc (Lục Sát); Đông (Ngũ Quỷ); Đông Nam (Hoạ Hại); Nam (Tuyệt Mệnh); , nhìn về các hướng tốt Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Nam (Diên Niên); Tây (Sinh Khí);

Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.

Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Bắc (Lục Sát); Đông (Ngũ Quỷ); Đông Nam (Hoạ Hại); Nam (Tuyệt Mệnh);

Cửa của bếp nấu không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm ngủ sẽ gặp tai ương tật ách.
3. Phòng ngủ:

Con người luôn giành 30% cuộc đời mình cho việc ngủ, nên phòng ngủ chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng.

Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị)

Gia chủ mang mệnh Hỏa, Mộc sinh Hỏa, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Mộc, là hướng Đông; Đông Nam;

Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên khác trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.

Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Xanh lá, đây là màu đại diện cho hành Mộc, rất tốt cho người hành Hỏa.

Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.

Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.
4. Kết luận:

Trên đây đã sơ lược nêu rõ về ba yếu tố chính theo "Dương trạch tam yếu" của Phong Thuỷ. Còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng ít nhiều đến ngôi nhà, nơi sinh hoạt hàng ngày.
Chọn thiết bị nghe nhìn theo bản mệnh ngũ hành sẽ mang lại sự hòa hợp và cân bằng trong phong thủy cho gia chủ. Tôi mệnh hoả (sinh năm 1965, tuổi âm lịch là Ất Tỵ) nghe nói là xài đồ có màu đỏ rất hợp. Vậy tôi nên chọn các loại loa, kệ tivi và trang trí phòng cho hợp mệnh của mình như thế nào?
Phong thuỷ với đối tượng chính là con người và không gian cư trú của con người, thuyết ngũ hành diễn giải mối quan hệ vật chất cho hệ thống không gian ấy, đi cùng nhiều ứng dụng và giải pháp phong phú. Trong không gian phòng nghe nhìn – phòng giải trí tại nhà có một vài nguyên tắc chọn lựa vật dụng hợp với ngũ hành gia chủ như sau:

- Người mệnh Thổ:

Phòng vuông vức, dàn âm thanh có dạng phẳng và vuông, gam màu vàng, nâu trầm làm chủ đạo. Trang trí thêm các bình gốm nhỏ, tượng đất nung, sỏi cuội, phong cách nội thất và các thiết kế vật dụng mang tính mộc mạc thô ráp. Có thể dùng các điểm nhấn màu đỏ, góc tam giác (Hoả sinh Thổ).

- Người mệnh Kim:

Phòng vuông hoặc chữ nhật (Thổ sinh Kim) hoặc có bo góc nhẹ, đóng trần mảng tròn, hình vòm. Dàn âm thanh hợp với dạng Kim loại, loa có đường nét và khối tròn hoặc elip, gam màu trắng và xám làm chủ đạo, có ánh đồng hoặc bạc, các thiết kế nội thất mang tính công nghiệp.
Tôi cần xây 1 căn nhà ở quê mong KTS tim hiểu và thiết kế giup tôi !
Gia đình tôi có mảnh đất mặt tiền dài 10m, sâu 6,5m.Nhờ KTS tư vấn thiết kế giúp tôi nhà 1 tầng 1 tum hiện đại, tiện nghi.
Dự kiến xây nhà 1 tầng một tum với các yêu cầu như sau:

Tầng 1 gồm 2 phong ngủ, phòng khách, bếp ăn.

Tầng tum gồm 1 phòng ngủ, phòng thờ, sân phơi.